Sứ mệnh, Tiêu chuẩn & Văn hoá: 3 nền tảng kinh doanh này thường bị nhầm lẫn với nhau: Tầm nhìn hay Sứ mệnh là nhân tố cơ bản bao quát về sự tồn tại của công ty. Mặt khác, Tiêu chuẩn đặt ra khuôn khổ để xác định văn hoá doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình về tiêu chuẩn là: "Sức khoẻ & an sinh của nhân viên trong doanh nghiệp chúng tôi là vô cùng quan trọng." Văn hoá doanh nghiệp là biểu hiện của tiêu chuẩn doanh nghiệp. Đây là tập hợp cách thức mà mọi thứ được thực hiện trong một doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu được văn hoá của một công ty bằng cách lắng nghe về lối hành xử của mọi người trong công ty. "Mọi người không ăn trưa tại bàn làm việc của mình", "Mọi người không làm việc muộn" hay "Mọi người thường xuyên đi nghỉ." Thay đổi hoặc biến đổi văn hoá là một quyết định thay đổi cách thức hiện tại mà mọi người thực hiện mọi thứ trong một doanh nghiệp sang một cách khác, do điều đó cần thiết hoặc do mong muốn nắm bắt các cơ hội nhận thức. Thông thường, các doanh nghiệp tập trung vào một khía cạnh như nâng cao sự đổi mới hay ước định, hoặc có thể tập trung vào một bộ phận của doanh nghiệp như ban lãnh đạo hay đội ngũ bán hàng. Vì vậy, điều quan trọng hơn hết là nhận thức được văn hoá hiện tại của doanh nghiệp. Các công ty thường nhờ đến những cố vấn viên bên ngoài - những người sử dụng nhiều công cụ để thu thập thông tin về văn hoá công ty từ việc tập trung vào các nhóm, khảo sát, phỏng vấn ban quản lý cấp cao, v.v... Thông tin này được thu thập và ước định, sau đó đưa ra những đề xướng then chốt để thay đổi và giữ lại một số yếu tố. Quá trình này thường khiến các doanh nghiệp phải đặt ra câu hỏi: liệu có thật sự cần thiết phải thay đổi văn hoá của toàn bộ doanh nghiệp hay chỉ cần áp dụng cho một số nhóm nào đó hoặc các yếu tố nhất định cần được thay đổi. Một khi đã xác định được câu trả lời, cần có một khoảng thời gian để thay đổi cách hành xử của các nhóm, các cá nhân nhất định hoặc là toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo - những người không chỉ hỗ trợ trong việc thay đổi mà còn thể hiện văn hoá mới trong hành động của họ - đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của nó. Thay đổi văn hoá có thể được hiểu là một quá trình diễn ra chậm, vì những cá nhân khác nhau có thể thích nghi với sự thay đổi chậm hơn những người khác; tuy nhiên, mỗi người đều phải cảm nhận được ý thức bao hàm, có kiến thức rõ ràng về lý do thay đổi và thay đổi để đạt được điều gì, cũng như khung thời gian để đạt được điều đó. Các hoạt động xây dựng nhóm có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình Biến đổi Văn hoá. Dù là được tiến hành ngay tại hoặc ngoài nơi làm việc, nghiên cứu cho thấy rằng: chỉ cần chương trình xây dựng nhóm phù hợp, các cá nhân sẽ cảm thấy thư giãn và ít thận trọng hơn, một khoảng thời gian tuyệt vời để khám phá quan điểm của họ về văn hoá hiện tại của công ty và tận dụng những kiến thức dựa trên kinh nghiệm để chỉ dẫn cho họ về những khía cạnh của tiêu chuẩn văn hoá mới. Hãy xem qua các chương trình xây dựng nhóm này hoặc nếu bạn đã có sẵn những suy tính cụ thể, hãy để chúng tôi điều chỉnh một chương trình phù hợp cho những mục tiêu cụ thể của bạn.
Các chương trình phổ biến.
Cần hỗ trợ tư vấn? Lựa chọn khác?